Kiến thức y tế học đường

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường


Nhiễm giun từ thực phẩm

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, môi trường ẩm ướt chính là điều kiện thích hợp cho các loại kí sinh trùng phát triển, Thống kê từ Viện sốt rét kí sinh trùng Trung Ương cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 65 triệu người dân nhiễm giun, chiếm ¾ dân số.

Bên cạnh đó, sự đa dạng trong ẩm thực của người Việt Nam cũng chính là một trong những nguyên nhân làm gia tăng khả năng nhiễm giun ở người trưởng thành và trẻ em. Thói quen ăn sống, tái đã tạo điều kiện cho giun sán có cơ hội phát triển, xâm nhập vào cơ thể. Dưới đây là những thực phẩm chứa nhiều mầm mống giun sán, trước khi chế biến cần được vệ sinh thật kĩ.

1. Rau sống.Xà lách là 1 trong 4 loại rau phát hiện nhiễm KST 100%

Có hơn 97% mẫu rau sống bán tại chợ TPHCM như xà lách, xà lách xoong, rau muống, rau thơm… đều nhiễm kí sinh trùng như trứng giun đũa, giun móc, ấu trùng giun, sán lá gan. Dù được ngâm muối, sục bằng ozon, nhưng các kí sinh trùng trong rau vẫn tồn tại khỏe mạnh. Tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng vẫn còn đến 52% sau khi các mẫu rau được rửa 3 lần lien tục bằng nước, 83% sau khi rửa bằng nước rửa chuyên dụng, máy sục bằng ozon chỉ có thể giảm 50% tỉ lệ nhiễm. Đối với các loại sán lá gan chỉ thật sự bung ra khỏi rau sau khi được rửa dưới vòi nước mạnh.

2. Thịt heo, bò tái.

Thịt heo, bò tái thường là các món ăn đặc sản ở Việt Nam. Tuy nhiên ít ai biết rằng khi ăn tái các loại thị heo, bò này chính là một trong những cách gián tiếp đưa giun vào cơ thể. Thực chất trong thịt (bò, heo…) có thể có ấu trùng sán dải bò, sán dải heo hoặc giun xoắn…

Nếu chúng ta nấu chín nhừ thịt thì các ấu trùng này sẽ chết. Tuy nhiên, nếu các loại thịt này có ấu trùng hoặc nghi ngờ thì tốt nhất là không ăn mà phải bỏ đi. Đặc biệt không mua các loại thịt chưa được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.

3. Thủy hải sản tươi sống.

Các nghiên cứu cho thấy, các loại cá nước ngọt như cá quả, cá trê, lươn, sên, ốc đều chứa nhiều loại ấu trùng giun sán trong cơ và gan của chúng. Cá trắm, cá chép, cá diếc, có chứa ấu trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis. Khi vào cơ thể người chúng gây tổn thương gan, mật. Những loại cua, ốc, tôm là vật chủ trung gian của bệnh sán lá phổi.

Đối với cá biển, có nguy cơ nhiễm giun tròn cao. Giun tròn Anisakia sống kí sinh trong các loại cá biển như cá voi, hải cẩu, cá heo. Theo dây chuyền “cá lớn ăn cá bé”, bệnh lây lan san nhiều loại cá mà con người hay ăn như: cá mực, cá thu, cá mòi, cá tuyết, cá bơn, cá đá, cá hồi, cá ngừ và các loại cá biển khác. Khi bị nhiễm giun Anisakia ở ruột, người bệnh sẽ có các triệu chứng đau từng cơn, đau quặn xuất hiện, buồn nôn, sốt nhẹ. Ở thể mạn tính (xuất hiện từ vài tuần tới vài năm sau khi ăn hải sản nhiễm giun), người bệnh có biểu hiện giống như các trường hợp loét dạ dày, viêm dạ dày, u dạ dày, tắc ruột hoặc viêm ruột.

NHIỄM GIUN – NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ NHỎ ĐỀU NGUY HIỂM

Bên cạnh các bệnh lý do nhiễm giun gây ra như còi cọc, không hấp thu chất dinh dưỡng, thiếu máu…, ở trẻ em.

Đối với người lớn, một khi vào cơ thể người, giun sán có thể sinh sống và di chuyển trong các bộ phận quan trọng của cơ thể, gây tắc nghẽn lưu thông đường mật, viêm ống dẫn mật…Khi di chuyển tới não bộ, giun sán có thể gây mù lòa, động kinh, thậm chí là đột tử.

Thai phụ khi bị nhiễm giun sán, có nguy cơ sẩy thai hoặc thai bị dị tật. Ngoài ra, ký sinh trùng còn tấn công não trẻ qua nhau thai, gây tắc đường dẫn lưu, các dịch não tủy, khiến trẻ bị não úng thủy. nhiễm giun móc và giun lươn ở người mẹ lúc mang thai sẽ khiến trẻ khi sinh ra giảm đáp ứng với vắc xin phòng ngừa lao nên có thể mắc các thể lao cấp tính, lao màng não, dẫn đến bại não, liệt chi, thậm chí tử vong.

TRÁNH GIUN KHÔNG QUÁ KHÓ

Cách đơn giản đề phòng nhiễm giun là tránh ăn các loại thịt sống, rau củ quả chưa rửa sạch; vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ gìn môi trường sống sạch. Tuy nhiên, với khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho giun sán phát triển như ở Việt Nam, cách để đảm bảo phòng tránh và chữa trị giun là tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần cho cả gia đình nhằm tránh nhiễm và tái nhiễm giun do lây nhiễm qua lại giữa các thành viên trong gia đình.

Đối với các loại rau sống, cần phải rửa nhiều lần dưới vòi nước mạnh trước khi đưa vào chế biến. Bên cạnh đó, duy trì thói quen không đi chân đất ngay cả khi đi trong nhà. Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong lành, thoáng đãng sẽ giúp cho các thành viên tránh được tình trạng nhiễm trứng giun qua không khí.

Theo chương trình phòng chống nhiễm giun của Fugacar.

 


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  941,391       1/860