Kiến thức y tế học đường

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường


Bệnh đau gót chân

 

Nguyên nhân nào dẫn đến đau gót chân

Đau gót gan chân do viêm cân gan chân và ngón chân cái khép vào các ngón 2, dây chằng lớn trải dài từ gót chân đến ngón chân. Khi chúng ta đứng hoặc bước đi, cân gan chân và vùng gót chân sẽ bị tác động và điểm khởi nguồn của đau gót chân. Đau gót chân xuất hiện sau nhiều vi chấn thương hàng ngày, hoặc ở những người thừa cân… làm căng cơ bắp chân và xuất hiện đau, vì vậy liệu pháp vật lý, hoặc vuốt dọc cơ cẳng chân ở bắp chân sẽ giảm đau gót chân. Đau gót chân gặp khá phổ biến tại các phòng khám chuyên khoa xương khớp. Đau gót chân có thể thấy một bên chân hoặc cả hai bên chân, tùy thuộc vào nguyên nhân, đau gót chân có thể gặp ở người trẻ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp và người lớn do bệnh thoái hóa khớp, bệnh gút, bệnh loãng xương... nam gặp nhiều hơn nữ...

Gai gót chân là một gai xương hoặc chồi xương (tăng sinh xương bất thường ở xương gót) ở vị trí mặt dưới của gót chân, gai xương gót nhìn thấy khi chụp nghiêng bàn chân, đau gót chân là nguồn gốc do viêm hoặc không do viêm. Đau gót chân đặc biệt thường thấy sau khi ngủ dậy, bước chân đầu tiên xuống sàn nhà hoặc sau khi những bước đi quá dài, đau rất nhiều và lan về phía các ngón chân. Nguyên nhân do sự co kéo quá mức trên cân gan chân vì các vi chấn thương lên điểm bám vào xương gót, gây phản ứng viêm. Viêm mạn tính của cân gan chân làm phát triển các tế bào xương tạo ra gai nhỏ theo hướng co kéo cân gan chân, do nguời quá béo. Chơi các môn thể thao (chạy, nhảy) hoặc đi giày không phù hợp quá cứng, gót quá mỏng, đứng quá lâu, mang đồ nặng có thể gây đau gót chân.

Điều trị để làm dịu đau và loại bỏ các lực ép lên gót chân,trong nhiều trường hợp khỏi đau rất nhanh. Đi giày chỉnh hình, giày phù hợp môn thể thao, bàn chân. Sử dụng các thuốc chống viêm không steroid xoa lên chỗ đau,tiêm thấm corticoid tại chỗ và không nên lạm dụng tiêm corticoid, điều trị vật lý bằng các sóng siêu âm, xoa bóp cơ vùng cẳng chân cũng cho kết quả rất tốt..

Đau gót chân hai bên: Trong các bệnh lý cột sống viêm do thấp, thường đau gót chân hai bên. Bệnh gặp ở nam giới trẻ tuổi, gia đình có thể có người mắc bệnh vẩy nến, vì vậy cần làm xét nghiệm kháng nguyên HLA-B27 là rất cần thiết.

Ngoài ra đau gót chân có thể gặp trong các bệnh gút, loãng xương.

Điều trị và dự phòng

Điều trị: Đau gót chân có thể chữa khỏi và phụ thuộc nguyên nhân, mục đích điều trị làm giảm đau và dịu đau bằng luyện tập, hoặc mang lót đế giày, điều trị chống viêm tại chỗ và toàn thân, điều trị vật lý, trong một số trường hợp tiêm corticoid tại chỗ. Điều trị kiên nhẫn luyện tập trong vài tháng sẽ mang lại kết quả mong đợi, một số bài tập có thể góp phần làm giảm đau gót chân. Các bài tập như tay chống vào tường, chân đi trên thảm, một chân gối ở tư thế gấp và chân kia gối ở tư thế duỗi. Mỗi tư thế 10 giây và đổi bên hoặc ngồi bắt chéo chân lên gối đối diện và tập bàn chân, ngửa gan bàn chân và giữ ở tư thế đó 10 giây. Các động tác vuốt dọc cơ bắp chân đều giúp giảm đau gót chân. Điều trị đau gót chân yêu cầu người bệnh cần kiên trì luyện tập, chú ý chọn giày đế không quá cứng và kết hợp vật lý trị liệu.

Dự phòng đau gót chân: Tránh đau gót chân, làm dịu đau gót chân hàng ngày luyện tập cơ bắp chân và luyện tập cơ bàn chân tăng các hoạt động thể thao.

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  941,145       1/679