Trong số nhiều phương thức xét tuyển được các trường đại học, cao đẳng đưa ra nhằm tạo điều kiện tối đa cho thí sinh trong kỳ tuyển sinh 2020, đăng ký xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia vẫn là phương thức được nhiều người lựa chọn nhất. Dưới đây là những lỗi sai phải làm lại hồ sơ xét tuyển mà thí sinh cần lưu ý để tránh rắc rối và có được một hồ sơ hợp lệ.
1. Sai mã ngành
Khi điền phiếu Đăng ký dự thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học bắt buộc phải ghi mã ngành, mã trường Đại học mà mình muốn xét tuyển.
Thí sinh cần chú ý hướng dẫn từ thầy cô để tránh tra cứu và điền sai mã ngành
Từ năm 2018, mã ngành đại học đã có sự thay đổi: ký tự bắt đầu được đổi từ 52 thành 7. Ví dụ, mã ngành của ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Lạc Hồng hiện nay là 7480201. Do thói quen tra cứu điểm chuẩn từ các năm trước, không ít thí sinh sử dụng tài liệu trước 2018 mà không kiểm tra lại thông tin đã rơi vào tình trạng điền sai mã ngành dẫn đến phải làm lại hồ sơ.
2. Không điền hoặc điền sai Email, số điện thoại
Thông tin về Email và số điện thoại trong hồ sơ đăng ký xét tuyển theo kết quả kỳ thi TN 2020 chính là căn cứ để thí sinh nhận những thông báo quan trọng từ hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó, nếu không điền hoặc điền sai 2 thông tin cơ bản này, hồ sơ xét tuyển của thí sinh sẽ không hợp lệ và buộc phải làm lại.
3. Sai mã Sở Giáo dục, mã cụm thi, mã tỉnh, huyện, xã và mã trường THPT
Thí sinh cần tra cứu cẩn thận các mã cần điền trong hồ sơ xét tuyển
Trong hồ sơ dành cho phương thức xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia năm 2020, thí sinh cần điền rất nhiều loại mã khác nhau, những mã này đều cần tra cứu cẩn thận và tương đối khó nhớ. Do đó, nếu không tập trung chú ý, các thí sinh sẽ dễ điền sai mã và có nguy cơ phải làm lại hồ sơ xét tuyển.
4. Sai khu vực tuyển sinh
Khu vực tuyển sinh là một trong những thông tin vô cùng quan trọng trong hồ sơ bởi đây chính là căn cứ xác định điểm cộng khi thí sinh lựa chọn xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Việc điền sai, điền nhầm có thể khiến thí sinh bị mất đi quyền lợi, từ đó không trúng tuyển vào các trường đại học mơ ước.
5. Sai đối tượng ưu tiên
Điền sai đối tượng ưu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của thí sinh
Tương tự khu vực tuyển sinh, đối tượng ưu tiên cũng là căn cứ để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Do đó, nếu điền sai thông tin này, các thí sinh sẽ buộc phải làm lại hồ sơ nếu không muốn tự đánh mất quyền lợi và làm giảm khả năng trúng tuyển của mình.
6. Không lưu tài khoản đăng nhập hệ thống dành cho thí sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thí sinh đăng ký xét tuyển theo kết quả kỳ thi TN 2020 sau khi nộp Phiếu đăng ký dự thi sẽ được nơi tiếp nhận hồ sơ cung cấp mã đăng nhập cho tài khoản hệ thống dành cho thí sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nơi cập nhật rất nhiều thông tin tuyển sinh quan trọng từ Bộ mà bạn không thể bỏ lỡ. Do đó, sai lầm về việc không lưu tài khoản đăng nhập hệ thống này sẽ khiến thí sinh gặp rất nhiều bất lợi.
Trên đây là những lỗi mà thí sinh cần tránh khi đăng ký xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2020 nếu không muốn phải tốn công làm lại hồ sơ. Để hạn chế những lỗi này, bên cạnh việc cẩn thận trong quá trình tra cứu thông tin, các thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học Lạc Hồng theo hình thức online TẠI ĐÂY, vừa tiết kiệm thời gian, công sức, vừa dễ dàng có được hồ sơ xét tuyển hợp lệ.