Tuyển sinh Đại học

Ngành truyền thông đa phương tiện học những gì? Ra trường làm gì? Làm ở đâu? Phương thức xét tuyển như thế nào?

1. Mã ngành: 7320104

2. Thời gian đào tạo: Đại học: 4 năm

3. Truyền thông đa phương tiện là gì?

Thời đại phát triển, công nghệ càng tiến bộ, truyền thông càng lên ngôi. Ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mỹ - thuật mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, truyền hình, bản tin,…), giải trí (game, điện ảnh, hoạt hình…), y học (mô phỏng, tư vấn khám chữa bệnh từ xa…), giáo dục (hướng nghiệp, minh họa trực quan…) và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

4. Ngành Truyền thông đa phương tiện học những gì?

Sinh viên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu cùng những kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông và quảng cáo để có thể viết các ấn phẩm báo chí, biên tập và thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video, làm phong phú nội dung website bằng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại.

Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận những kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video; kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho truyền thông, quảng cáo, giải trí; kỹ năng tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: Kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, game, website, đồ họa mô phỏng,…  để có thể đáp ứng tốt và toàn diện những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.

https://vtv1.mediacdn.vn/thumb_w/650/2021/7/15/photo-1-16263205993412015111052.jpg

Sinh viên LHU được tôi luyện trước khi ra mắt nhà tuyển dụng

5. Học ngành Truyền thông đa phương tiện làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện có thể đảm nhận các vị trí công việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:

  •    - Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách,… (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản).
    •    - Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim).
    •    - Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR).
    •    - Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website).
    •    - Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa).
    •    - Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm có liên quan đến ngành.

6. Học ngành Truyền thông đa phương tiện bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

    •    - Nhạy bén tiếp cận nhanh và hứng thú với công nghệ mới; nắm bắt được nhu cầu thị hiếu theo lứa tuổi, theo thời đại,…
    •    - Có tư duy sáng tạo, có tư duy logic; có óc trìu tượng kiên trì và nhẫn nại; ham học hỏi, trau dồi kiến thức.
    •    - Khả năng làm việc dưới áp lực cao; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tư duy sáng tạo;…

7. Ngành Truyền thông đa phương tiện xét tuyển bằng phương thức nào? 

Để xét tuyển vào ngành Truyền thông đa phương tiện tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

      •    - Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.
      •    - Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung của (HK1 + HK2 lớp 11) + HK1 lớp 12 ≥ 18 điểm.
      •    - Phương thức 3: Xét tuyển bằng (điểm học kỳ cao nhất lớp 10 + điểm học kỳ cao nhất lớp 11 + điểm học kỳ 1 lớp 12) ≥ 18 điểm.
      •    - Phương thức 4: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12 ≥ 18 điểm.
      •    - Phương thức 5: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12 ≥ 6.0 điểm.
      •    - Phương thức 6: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM hoặc Đại học Lạc Hồng.
      •    - Phương thức 7: Xét tuyển thẳng Đại học.

 8Tổ hợp môn xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện gồm:  

    •    - Toán, lý, hóa (A00)                      
    •    - Toán, lý, anh văn (A01)
    •    - Toán, văn, anh văn (D01)            
    •    - Toán, văn, hóa (D07)

9. Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY 

10. Tài nguyên

Tài liệu tham khảo

Giáo trình bài giảng

Phòng máy

Phòng Thực hành Cisco

11. Tìm hiểu thêm về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên ngành Truyền thông đa phương tiện. Các bạn vui lòng truy cập vào link sau: http://cs.lhu.edu.vn/

Để bắt nhịp với thời đại công nghệ số, các bạn thí sinh hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành: Truyền thông đa phương tiện  Nhịp cầu kết nối thời đại công nghệ” tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn nhé!

 

A.K - TT.TS&QHCC - ĐH Lạc Hồng

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        16,536,778       1/895